Tiểu Chu Thiên là đường kinh mạch chạy từ huyệt Nhân Trung (ngay giữa phía dưới sống mũi và thuộc phần bên trên môi trên, nơi mọc râu) xuống huyệt Thừa Tương (dưới ngay vùng lõm giữa cằm và phần môi miệng dưới )chạy thẳng qua huyệt Đản Trung (chấn thủy) ngay giữa chỗ lõm xương lồng ngực xuống bụng dưới rốn 3 phân là huyệt đan điền và thẳng xuống huyệt Trường Cường, kế tiếp vòng lên huyệt Mệnh Môn (chính giữa ngang thắt lưng), sau đó chạy qua huyệt Đại Trùy (chỗ lõm ngay sau gáy) và thẳng lên huyệt Bách Hội (giữa đỉnh đầu), cuối cùng vòng xuống huyệt Ấn Đường (ngay giữa đôi lông mày trước trán) nên phải ngậm chặt hàm răng và để đầu lưỡi ấn lên vòm miệng rồi về Đan Điền.
Khai mở luân xa chủ động ( công nghệ mới )
Nói về luân xa:
Mỗi người đều có 7 vùng luân xa năng lực; 7 luân xa căn bản và 21 trung tâm nhỏ hơn. 7 vùng luân xa này có chứa năng lượng hào quang khu trú tại nhiều phần khác nhau trên cơ thể, đều có gốc là cột sống lưng, trừ luân xa xương trán ở trên đỉnh đầu (não bộ).
Tuy chúng ta không thấy, nhưng 7 vùng luân xa này là những điện trường cực mạnh và hoàn toàn có thực. Mỗi luân xa tập trung vào một trong số 7 tuyến nội tiết của cơ thể và nhiệm vụ của nó là kích thích sự sản xuất hóc-môn. Chính những hóc-môn này điều hành toàn bộ các chức năng của các cơ quan nội tạng trong người, nên nó mang cả tiến trình cho chúng ta sự sống và cái chết qua các giai đoạn “sinh bệnh lão tử”, vì thế theo thời gian chúng sẽ lão hóa dần đi tương ứng với tuổi thọ con người.
Để được khỏe mạnh, để 7 vùng Luân xa hoạt động tốt chúng ta phải tập luyện. Nếu tập luyện thành công, người đó sẽ dễ dàng nhận thấy được các vùng huyệt Luân xa đang vận hành trong cơ thể con người.
Đạo Phật thì không bàn đến việc “thông huyệt”, mở “luân xa” tiếp nhận “ân điển”, Đức Phật chỉ truyền đạt cho chúng ta một pháp tu cơ bản nhẹ nhàng không tối nghĩa: thiền thì “buông thư”, niệm Phật thì “niệm Phật ” là bạn đã sống trong thế giới cứu cánh của Phật rồi, sống trong thế giới Phật là thế giới thanh tịnh, trang nghiêm cực tắc, tạo cho Bạn có đời sống trong thế giới Niết bàn thực tại và ngay bây giờ, không phải nhọc khổ tốn công tìm thế giới thần tiên, rốt rồi cũng chẳng làm được chi cho ra tuồng.
PHẦN III. PHƯƠNG THỨC TẬP THIỀN TSH
3.1. Không gian Thiền
a. Vị trí: Chọn nơi yên tĩnh, không ai làm phiền hoặc không làm phiền ai (ngồi trệt chứ không ngồi lên giường, tránh ngồi trong phòng riêng của hai vợ chồng, nếu không còn chồng hoặc vợ thì được).
b. Tư thế: Có 3 dạng tư thế gồm: đứng, nằm, ngồi, đi. Tuy nhiên để đạt kết quả tốt nhất là nên ngồi. Khóa chân tay theo tư thế kiết già, bán già, xếp bằng hoặc duỗi thẳng hai chân sao cho thoải mái nhất.
Khi luân xa được mở 100% thì có thể đi thiền, đứng thiền, mở mắt thiền. Đối với người khỏe mạnh thì không nên ngồi quá nhiều. Đối với người bệnh nặng thì ngồi càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên không được bỏ tập 1 ngày (nếu không ngồi được thì tập luân xa trong 3-5 phút).
- Ngồi
Ngồi thẳng lưng, hai chân khoanh lại, chân phải đặt lên chân trái (kiết tường) hoặc trái đặt lên phải (hàng phục yêu ma). Lòng bàn chân hướng lên trời, hoặc không bị bít kín bởi vật cản như mặt đất, vách tường. Trường hợp các cụ già không khoanh chân được thì duỗi chân hoặc ngồi tư thế thoải mái nhất, hai tay đặt lên hai đầu gối, lòng bàn tay hướng lên trời.
- Nằm
Nằm nghiêng, hai tay ngửa lên trên, hít mũi thở miệng 3 lần rồi thu năng lượng, nhớ xoa tay kết thúc.
- Đứng
Tựa vai vào tường, buông thõng hai tay, mở mắt sau đó hít mũi thở miệng ba lần rồi nhắm mắt lại thu năng lượng.
3.2. Chuẩn bị “Tâm sạch” để thiền
Khi thiền nên để tâm yên ổn. Tấm lòng rộng mở, tình thương nhiều thì năng lượng trị bệnh rất tốt. Nếu sống ích kỷ, ngạo mạn hay vụ lợi thì sẽ không có kết quả cao. Ai bệnh nhẹ thì ngồi 2 lần một ngày, không có bệnh thì ngồi để giữ luân xa. Ai bệnh nặng hơn thì số lần ngồi nhiều hơn, thời gian cho mỗi lần ngồi cũng nên đầu tư nhiều hơn.
Những ai mới tập nên điều chỉnh thời gian từ từ cho phù hợp sức chịu đựng. Không nôn nóng, vội vã mà “chữa lợn lành thành lợn què”. Không ngồi thiền để mong cầu thần thông, khai mở luân xa 1 hay con mắt thứ 3.
Năng lượng vũ trụ chỉ có thể thu được một cách hiệu quả khi hành giả có tâm thanh tĩnh, không bị động tâm. Nhưng năng lượng để phụ bệnh cho người khác thì lại kén chọn những người có tâm quảng đại bác ái, từ bi thương người và muôn loài chúng sinh. Bởi vậy chúng ta muốn bệnh tật hoàn toàn tiêu tán phải ghi nhớ một điều rằng, bản thân phải biết làm điều thiện, không tham lam ích kỷ cá nhân, không nóng giận với người với việc. Khi phụ bệnh cho người khác phải yêu thương người khác hơn bản thân mình thì bệnh mới mau khỏi.
Về việc tạo thiện nghiệp, thì nên bố thí cho kẻ nghèo khó đói rách, tính khí phải điềm đạm hòa nhã…Bản thân luôn tâm niệm mình là một thánh hiền. Từ đó lời ăn tiếng nói và hành động sẽ dần thay đổi giống như thánh hiền. Lúc này các Đại huyệt (luân xa) sẽ hoạt động tích cực để cho năng lượng tràn ngập cơ thể, bệnh tật và các nghiệp chướng sẽ được hóa giải, ta sẽ cảm nhận một cuộc sống trọn vẹn an vui.
Cần nhớ
(1) Khi ngồi thiền mà tâm động : Thì nín thở ngay lúc đó. Ví dụ, đang ngồi thiền đứa cháu chạy đến gọi thì nín thở (vẫn nhắm mắt) xua tay ra hiệu cho cháu đừng làm phiền, có mèo chó đến bên cạnh thì kệ nó, nếu có ruồi nhặng bấu vào thì cũng mặc kệ (nên tạo khâu chuẩn bị cho chu đáo như ngồi trong màn hoặc bôi thuốc xua muỗi…).
(2) Khiêng cữ:
- Uống rượu trước khi ngồi thiền hoặc phụ bệnh cho người khác.
- Thiền trong phòng 2 vợ chồng và để cấp thấp phụ cho mình.
- Ngạo mạn bắt người khác gọi là thầy
- Đặt vấn đề (vật chất và tinh thần) để kiếm lợi từ bệnh nhân
- Không được ích kỷ, tình thương phải luôn luôn lớn. Không phân biệt kẻ này người khác. Tuy nhiên phải biết công lực của mình đến đâu có thể dứt nghiệp cho kẻ khác hay không. Cẩn trọng kẻo hại chính mình.
3.2. Phương thức thu năng lượng
Khi chuẩn bị xong khâu thứ nhất, thả lỏng cơ thể.
- Mở mắt rồi hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng 3 lần (hít sâu, chậm, nhẹ nhàng). Nhắm mắt, hơi mỉm cười, thả lỏng lúc nhập thiền. Bắt đầu thiền cho đến khi nào muốn xả thì mở mắt ra.
- Hít bằng mũi, thở bằng miệng 3 lần. Xoa hai tay vào nhau để kết thúc môn học.
Nếu ai không giữ được tâm yên lặng thì đọc thầm câu “ Tôi đang nhận khí đây ” và cảm tưởng rằng sấm sét và tia chớp của ánh sáng từ trên trời đang truyền vào Luân xa 7, Luân xa 5. Lúc này sẽ cảm nhận được năng lượng của vũ trụ đang truyền vào cơ thể khiến cơ thể xoay chuyển, thấy nóng, giật ở đầu ngón tay và toàn thân. Tùy vào cơ địa mà có người thấy nóng, người thấy lạnh, người thì thấy mát, người khác lại thấy như có kiến bò,… Nên buông lỏng cơ thể một cách tự nhiên.
Lưu ý: Khi thấy cơ thể xoay chuyển nhẹ thì cứ để tự nhiên không kìm hãm lại. Nhưng cũng không nên dùng ý chí để quay theo vòng quay của năng lượng. Vì như vậy cơ thể sẽ tạo rung động mạnh hơn sinh tâm hướng ngoại, sinh nhiễu sóng.
3.3. Cảm giác khi thu năng lượng
Cơ thể như nóng lên, như có muỗi chích toàn thân, hoặc ngàn kim đâm, như có một luồng khí chạy rần rật trong cơ thể... Mỗi người có một phản ứng riêng. Trong khi ngồi thiền nếu thấy xuất hiện nhiều hiện tượng, sự việc trong đời sống hiện lên khó tập trung như: việc làm thường nhật, hào quang, Tiên Phật hay Ma Qủy xuất hiện thì mặc kệ. Lắng nghe các luân xa, tập trung thu năng lượng.
3.4. Thời gian Thiền
Chúng ta phải ngồi thiền như vậy với thời gian ít nhất là 30 phút cho mỗi lần tập. Đối với thiền phụ bệnh cho người khác thì nên ngồi nhiều hơn để tích thêm năng lượng. Đặc biệt ở cấp độ mới khai mở luân xa, nên ngồi thiền đều đặn trong một khung thời gian nhất định trong ngày và liên tục theo tuần.
3.5. Xả thiền – Kết thúc buổi tập
Sau khi thu năng lượng xong thực hiện 3 điều:
- Mở mắt, sau đó hít vào bằng mũi thở ra bằng miệng 3 lần (sâu và chậm).
- Đưa hai lòng bàn tay ốp vào nhau xoa đi xoa lại 3 vòng trở lên để cân bằng năng lượng.
- Xoa bóp bằng năng lượng chỗ đau mỏi, bệnh tật ngoài luân xa.
3.6. Xả trược
Trong quá trình thiền trị bệnh hoặc trong cuộc sống hiện đại thường phải tiếp xúc với những nguồn năng lượng và bức xạ có hại. Nếu chưa có lớp áo năng lượng mạnh thì chúng ta sẽ dễ bị nhiễm trược. Không chỉ thế khi mở lớp, khai mở luân xa, phụ bệnh cho nhiều người chúng ta dễ bị nghiệp bệnh của họ ảnh hưởng. Cũng dẫn đến trược. Cũng có khi ta mắc phải 6 điều kiêng trong môn học thì năng lượng của chúng ta không được tốt nữa. Do đó cần xám hối và xả trược.
3.7. Khi phụ bệnh có nhiều trường hợp bệnh xuất hiện nhiều hơn và nặng hơn
Nguyên do là căn bệnh và nghiệp này được nhận diện và chúng ta được cơ thể thông báo sớm hơn trước đây để chúng ta tìm cách đối phó. Hành giả cứ yên tâm thiền tốt và tăng thời gian cho những lần thiền sau đó.
3